Giống như Windows, Linux cũng cho phép nhiều tài khoản người dùng trên cùng một cài đặt. Mỗi tài khoản có những hạn chế về người dùng theo các cách riêng – truy cập thư mục và phần cứng, việc điều khiển các thiết lập và,…
Quá trình cài đặt của Ubuntu sẽ yêu cầu tạo một tài khoản cho riêng bản thân bạn. Tài khoản này được gọi là tài khoản mặc định, hoàn toàn khác với các tài khoản người dùng khác. Về bản chất, tài khoản mặc định này thực hiện các chức năng như dẫn đường đến với tài khoản quản trị viên, cũng được biết đến là tài khoản gốc trong Linux. Vì tài khoản gốc không bị hạn chế sự truy cập vào mọi thứ trong hệ thống, do đó Ubuntu đã khóa tài khoản này, nhưng lại cho phép truy cập vào các chức năng của nó thông qua tài khoản mặc định. Cho ví dụ, chỉ có tài khoản mặc định mới có thể cho phép bạn tạo hoặc thay đổi các tài khoản người dùng đang tồn tại, nhưng để thực hiện như vậy bạn phải cung cấp một mật khẩu. Ubuntu sẽ nhắc nhở bạn về mật khẩu này bất cứ khi nào bạn truy cập vào một chức năng quản trị, tuy nhiên Ubuntu chỉ yêu cầu mật khẩu cho tài khoản mặc định nhưng không bao giờ yêu cầu cho tài khoản gốc. Các tài khoản người dùng khác không thể có được bất cứ chức năng quản trị viên nào.
Điều khiển toàn bộ
Số lượng các mục có thể truy cập từ menu Administration của tài khoản người dùng mặc định (bên trái) rõ ràng vượt quá bất cứ tài khoản nào khác. Tài khoản được hiển thị ở bên phải là tài khoản "desktop" điển hình, nhưng các tùy chọn menu tương tự vẫn xuất hiện với kiểu tài khoản thứ ba này, kiểu tài khoản không có đặc quyền.
Tạo các tài khoản
Chỉ có người dùng mặc định hoặc quản trị viên khác mới có thể tạo các tài khoản trong Ubuntu. Để thực hiện điều này, bạn phải chọn Users and Groups từ System | Administration menu. Hộp thoại này sẽ hiển thị tất cả các tài khoản trên hệ thống, ví dụ như tên đầy đủ của người dùng (khi bạn thiết lập nó), tên đăng nhập, và thư mục chủ. Để tạo một tài khoản mới, kích Add User và điền vào màn hình tài khoản người dùng mới. Nếu muốn, Ubuntu sẽ tạo một mật khẩu khó crack (kích “Generate random password”) – trường hợp này, bạn cần phải ghi nó ra đâu đó và cất dấu an toàn.
Để thay đổi các chi tiết cho mỗi tài khoản, chọn tài khoản đó trong hộp thoại User Settings và kích nút Properties. Ở đây bạn có thể thiết lập mật khẩu cho tài khoản và gán cho tài khoản các đặc quyền nào đó. Lưu ý rằng, một trong các tài khoản được liệt kê đều nằm trong tài khoản gốc (được biết đến như superuser). Nếu muốn làm việc bên trong tài khoản đó, bạn hoàn toàn có thể - chỉ cần cung cấp mật khẩu – nhưng với những kinh nghiệm trong Windows cho thấy, luôn không bảo đảm không an toàn khi làm việc từ tài khoản gốc. Trong các tài khoản không phải gốc, Ubuntu được cấu hình để ngăn chặn bạn thực hiện một số công việc.
Các tài khoản khách
Ubuntu cho phép bạn tạo các tài khoản người dùng không có đặc quyền, đây là các tài khoản bị hạn chế một số chức năng, tương tự như các tài khoản khách của Windows. Sự khách biệt giữa một tài khoản desktop thông thường và tài khoản không đặc quyền được thể hiện ở trên, trong tab User Privileges của hộp thoại Account Properties. Tài khoản không có đặc quyền hoàn toàn không có các quyền hành điều chỉnh và truy cập nhiều – tuy nhiên nó vẫn có thể truy cập Internet và chạy bất cứ chương trình nào đã được thiết lập cho sử dụng không hạn chế. Chính vì vậy các hành động rủi ro tiềm tàng, chẳng hạn như truy cập ổ đĩa ngoài, đều bị vô hiệu hóa.
Nguồn : PCmag
Để bắt đầu tham gia Giao dịch tài chính: