Nỗ lực cải tiến của cộng đồng mã nguồn mở khiến Linux ngày càng được chú ý hơn. Nhưng nhiều người vẫn ngần ngại chuyển nhà do những lời đồn đại hệ điều hành mã nguồn mở này thiếu thốn cả phần mềm lẫn driver hiếm như lá thu .
Các con nghiện nhắn SMS sẽ là những người thấy bất tiện nhất khi mới đổi "dế", do mỗi hãng có một kiểu thiết lập khác nhau, như Nokia dùng phím 0 để gõ khoảng trắng, trong khi Sony Erricsson dùng phím #. Để quen với kiểu nhắn mới, bạn sẽ phải mất vài ba ngày, hoặc thậm chí cả tuần lễ mới đạt được "phong độ" như trước.
Tương tự, chuyển từ Windows sang Linux cũng khiến những người quen thuộc với Windows từ ngày chập chững làm quen với máy tính cảm thấy cực kì khó khăn. Bạn vẫn quen dùng hệ điều hành theo "kiểu Windows", nhưng cách hoạt động khác của Linux khiến bạn lạc lối, và thậm chí bỏ cuộc quay lại với "mái nhà xưa". Trong vô số lý do dẫn đến "bỏ cuộc" với người mới chuyển sang Linux, hai lý do phổ biến nhất là
"thiếu thốn" phần mềm và trình điều khiển phần cứng (driver) "hiếm như lá thu".
Là hệ điều hành chiếm thị phần thống trị, Windows có bộ sưu tập phần mềm khổng lồ cho đủ mọi phiên bản từ 2000, XP, đến Vista. Khi có nhu cầu tìm phần mềm mới, ví dụ như phần mềm chuyển đổi định dạng, người dùng Windows chỉ việc vào Google, gõ từ khoá "video converter", sau đó vào các site được Google cung cấp địa chỉ, tải về và cài đặt phần mềm sẵn sàng sử dụng. Hoặc phổ biến hơn như ở Việt Nam, bạn chỉ cần ra hàng hỏi mua đĩa tổng hợp phần mềm về cài.
Cách tìm phần mềm trên Linux có hơi khác một chút. Phần lớn phần mềm đều có thể tìm thông qua thành phần Package Manager đi kèm với phiên bản bạn chọn, mỗi phiên bản có thể có tên khác nhau. Như trên Ubuntu, bạn sẽ dùng Add/Remove Applications hoặc Synaptic Package Manager. Bạn sẽ tìm phần mềm, tải và cài đặt phần mềm thông qua Package Manager này, thay vì vào trực tiếp trang chủ để tải phần mềm. Package Manager có thể không bao quát hết mọi phần mềm dành cho Linux, nhưng vẫn đủ khả năng cung cấp phần lớn phần mềm bạn cần. Bạn có thể tìm ra cách khác để cài đặt phần mềm khi đã hiểu rõ hơn về Linux, cũng giống như người dùng Windows không cần tới Google để tìm phần mềm.
Giao diện Linux phiên bản Suse 9.1 bắt mắt
Ngoài thiếu thốn phần mềm, Linux còn bị đồn đại "không có trình điều khiển" đầy ác ý. Viễn cảnh phần cứng "chết đứng" do không có driver khiến nhiều người ngần ngại không dám chuyển sang Linux. Trên thực tế, phần lớn driver cho các thiết bị phần cứng phổ biến đều đã được "đóng gói" sẵn theo phiên bản Linux bạn cài đặt. Một số thiết bị không kèm theo, như card đồ hoạ Nvidia/ATI chỉ đòi hỏi bạn tick vào vài ô đồng ý với Thoả thuận người dùng (EULA) mới cho cài đặt, nhưng cũng không hề "hiếm có khó tìm": chỉ cần vào System > Hardware Drivers> chọn tải về và cài đặt hoàn toàn tự động. Ví dụ cụ thể: để cài driver cho card mạng Broadcom 4318 WLAN trên phiên bản Linux Ubuntu 8.04, người dùng chỉ cần nhấn chuột tổng cộng 6 lần, gõ mật khẩu xác nhận, chờ khoảng 1 phút rưỡi để tải, cài đặt và khởi động lại để sử dụng. Tìm driver trên Linux thực tế cực kì dễ dàng, thậm chí trong một số trường hợp .. dễ hơn cả Windows.
HĐH mã nguồn mở hoá ra không hề rắc rối phức tạp như vẫn "đồn đại": Linux và Windows trong phần lớn trường hợp đều đơn giản, tiện dụng như nhau. Trở ngại lớn nhất nằm ở phía người dùng, mà cụ thể hơn là thay đổi cách thức làm việc với Windows đã thành thói quen từ những ngày đầu làm quen với máy vi tính.
Nguồn : itwire
Để bắt đầu tham gia Giao dịch tài chính: