Tất cả các bài viết liên quan đến IT, Infrastructure: Sysadmin, Cloud & DevOps...chuyển qua https://infra.lecuong.info/

Phỏng vấn công ty Âu/Mỹ/Úc | Phần 2: Ai là Senior?

 Problem Solving Map

1.     Ai là senior?

Gần đây nếu thử tìm 1 vị trí Software Developer ở 1 tech stack bất kỳ trên LinkedIn, ITViec, mình thấy 70% các công ty đều dán nhãn senior vào job và mong muốn ứng viên (UV) nằm trong biên độ của những người giàu kinh nghiệm trong phần mô tả công việc. Và thực tế là khi phỏng vấn (PV) các UV đều cố gắng thể hiện mình xứng đáng với title senior, nhưng đáng nói là định nghĩa về senior lại rất khác nhau giữa các công ty. Một bạn senior (thậm chí Lead) ở 1 công ty khi sang 1 công ty khác phỏng vấn có thể chỉ được đánh giá là mid hoặc mid+, đây là 1 thực tế khá phổ biến và đôi khi gây tranh cãi giữa UV và công ty tuyển dụng, vì ai cũng cho rằng mình…có lý 😄

Từ khi làm việc môi trường product của các nước nói tiếng Anh, mình luôn cố gắng tìm kiếm một tiêu chuẩn đơn giản và rõ ràng để xác định level nào mà UV đang đứng (Junior - Mid - Senior) vì đây là một trong những mục tiêu hàng đầu của quá trình tuyển dụng. Dựa trên kĩ năng (skills) hay số năm kinh nghiệm thì không hoàn toàn hợp lý, title thì càng thiếu chính xác. Sau này trong một buổi follow-up PV, mình bắt gặp một ý tưởng khá hay từ các global interviewers: 

“Dù bạn thuộc level nào đi nữa thì chúng tôi luôn mong bạn là 1 problem solverwelcome bạn tới để giải quyết các vấn đề của chúng tôi.” 

Mình cho rằng đây là 1 quan điểm thực sự cấp tiến, tuy đơn giản nhưng giúp định hình rõ bản chất của vấn đề, vì đúng là dù bạn gắn nhãn nào cho bản thân thì đến cuối cùng nhiệm vụ của bạn cũng là giải bài toán cho công ty đưa ra, các junior sẽ giải các bài toán đơn giản, mid sẽ bắt đầu bằng những bài toán khó hơn và càng senior thì bài toán sẽ càng phức tạp và khó nhằn. Theo mình thì đây là điểm chúng ta nên tìm cách thể hiện cho tốt khi PV thay vì nhấn mạnh vào title, số năm kinh nghiệm hay những thứ khác: Kĩ năng giải quyết vấn đề (problem solving skills) và bài toán ta cần giải trông như thế nào.

Từ quan sát của mình thì problem solving thường đi theo một lộ trình sau (6 bước):

Một vòng tìm hiểu những khác biệt khi phỏng vấn với công ty Âu/Mỹ

Là 1 Talent Aquisition, một trong những công việc của mình là điều phối, tham gia và hỗ trợ rất nhiều cuộc phỏng vấn giữa các ứng viên Việt Nam và hiring managers ở nước ngoài, chủ yếu là các nước nói tiếng Anh (Mỹ, Úc, Châu Âu...). Post này là để chia sẻ những quan sát thực tế của mình qua quan sát hàng trăm cuộc phỏng vấn trực tuyến thành công, ghi điểm và cả thất bại khi một ứng viên Việt Nam, chủ yếu là các bạn techies, đối mặt với áp lực vô hình từ các đôi mắt bên kia màn hình :) Sẽ có bạn thấy những điều mình sắp nói hơi "bình thường", nhưng mình cũng hi vọng có bạn sẽ tìm thấy ở đây 1 góc nhìn,1 tư duy, 1 cách làm khác trước khi bước vào đường đua cam go phỏng vấn tìm job ở công ty Âu-Mỹ mà bạn mong muốn.

Rồi, mình xin vào việc ^^

1. Sự lan man (A windy story)

Không dưới 20 lần mình được chứng kiến những cuộc hội thoại đi lan man khỏi trục chính, những câu trả lời lòng vòng không đến được vấn đề và luôn kết thúc bằng feedback từ Hiring manager: "He told a windy story, for me it shoud be a No-go". Dù bạn tốt tiếng Anh hay không thì trả lời lan man (nhiều hay ít) có vẻ là 1 vấn đề khá phổ biến xảy ra khi các bạn cố gắng diễn đạt ý tưởng của mình bằng một tràng rất dài nhưng interviewers thu lại rất ít từ câu trả lời của bạn. Nguyên nhân mình nghĩ có thể đến từ khác biệt trong văn hóa giao tiếp ( Chúng ta có xu hướng tránh nói thẳng vào 1 vấn đề), tâm lý lo lắng thiếu tự tin, hoặc rào cản ngôn ngữ (khi ta cố gắng tìm từ phù hợp để diễn đạt trong 1 tình huống áp lực), nhưng mình cho rằng yếu tố quan trọng nhất là chúng ta thiếu Phương pháp trả lời trọng tâm và tính Tổ chức một cách Hệ Thống khi nói.

Rõ ràng câu trả lời có cấu trúc tốt sẽ giúp bạn đi thẳng vào trung tâm và luôn ở trong hàng rào an toàn. Một phương pháp mình thấy cực kì hiệu quả để tổ chức 1 câu trả lời tốt là PREP (Point, Reason, Example, Point) - (Quan điểm, Lí giải, Ví dụ, Nhấn mạnh lại quan điểm). Chỉ cần làm theo đúng trình tự này thì bạn không thể xé rào đi vào bìa rừng được :) vì Points sẽ giữ bạn lại. Và quan trọng không kém là các Key words, hay còn gọi là Key points, luôn luôn phải là Câu Đầu Tiên bạn nói ra, cái này quan trọng mình nhấn mạnh 3 lần =)). Đây là điều mà các Interviewers đang chờ đợi được nghe trong suốt 60' phỏng vấn và có thể chỉ cần nghe đúng Keywords đó là họ cảm thấy bạn và họ đồng điệu, những thứ còn lại tự nhiên lại...trôi đi êm đềm.

Như vậy, hệ thống kiến thức của bạn bằng Keyword, đưa vào PREP và xếp đúng thứ tự của Points trong câu là bí quyết để né "A windy story"

2. Cấu trúc dữ liệu của 1 câu trả lời ăn điểm

Các website hỗ trợ phân tích dữ liệu On-chain

 Bạn đã tìm hiểu về dữ liệu On-Chain là gì, cũng như một số chỉ số cần thiết trong phân tích On-Chain? Tuy nhiên việc khó nhất đó chính là tìm xem dữ liệu On-Chain ở đâu

Thật may là có nhiều website hỗ trợ bạn rất tốt trong vấn đề này. Có một số website miễn phí, nhưng cũng có một số website đòi hỏi trả phí mới có thể tra cứu. Tùy theo nhu cầu bạn có thể lựa chọn nơi tra cứu dữ liệu On-Chain phù hợp.

Dưới đây là những website bạn có thể đùng để xem dữ liệu On-Chain phổ biến nhất:

Coinmarketcap.com

Website này quá nổi tiếng, hầu như những bạn nào đầu tư tiền điện tử cũng đều biết. Tuy nhiên nhiều bạn không hề biết rằng Coinmarketcap cũng hỗ trợ bạn tra cứu một số dữ liệu On-Chain vô cùng hữu ích, và đặc biệt là nó miễn phí.

Dữ liệu trên Coinmarketcap (chọn những mục mình khoanh vàng)

Với Coinmarketcap, bạn có thể sử dụng để xem các tiêu chí về:

  • Chi tiết về các địa chỉ ví nắm giữ
  • Lượng coin các holder và cá mập nắm giữ
  • Mức độ phân bổ về token

Phân tích dữ liệu on-chain

Dữ liệu On-Chain là một trong những công cụ quan trọng nhất để phân tích blockchain. Bởi thông qua dữ liệu nó cung cấp, nhà đầu tư có thể dễ dàng đọc hiểu, đánh giá chính xác nhất về những gì đang diễn ra trên thị trường.

Bạn đã biết về phân tích kỹ thuậtphân tích cơ bản trong đầu tư coin? Tuy nhiên còn một phương pháp phân tích quan trọng không kém, luôn đồng hành song song cùng 2 phương pháp trên đó chính là phân tích dựa vào dữ liệu On-Chain. Nhưng cụ thể dữ liệu On-Chain là gì? Nó gồm những gì? Lấy dữ liệu On-Chain ở đâu? Phân tích thế nào cho đúng? 

Phân tích dữ liệu On-Chain là gì?

On-Chain là gì?

On-chain là những dữ liệu nằm trên mạng lưới Blockchain, bao gồm thông tin của tất cả các giao dịch đã xảy ra trên một mạng Blockchain nhất định. Thông qua On-Chain, bạn sẽ biết được nhiều dữ liệu minh bạch, chính xác nhất về tất cả các  giao dịch của mọi người trên thị trường.

Dữ liệu On-Chain gồm những gì? Vì blockchain là nơi lưu lại hết các giao dịch, chính vì vậy căn cứ vào dữ liệu On-Chain, bạn có thể biết được:

  • Dữ liệu về các Block (thời gian, phí gas, miner,…).
  • Khối lượng giao dịch từ các ví, các sàn.
  • Lượng sở hữu từ các ví cá mập, ví cá nhân.
  • Thông tin về lượng tiền, lượng token được đẩy/rút khỏi các sàn.
  • Thông tin về dòng tiền cụ thể.
  • Thông tin về hành động của các thợ đào.
  • Các thông tin về TVL, về các hợp đồng thông minh.
  • …….