Nếu
lấy thang điểm 10 làm chuẩn, thì bạn sẽ "chấm" cho bản thân mình bao
nhiêu? Số điểm mà bạn tự đánh giá sẽ nói lên phần nào về "cái tôi" của
bạn.
Kiêu hãnh - tự ti - tự hào
Ai trong chúng ta cũng
từng trải qua những cảm giác này. Tuy nhiên, chúng tồn tại ở các "liều
lượng" khác nhau, và biểu hiện ra bên ngoài ở các mức độ không giống
nhau.
Kiêu hãnh tức là bạn có những điều đáng phải tự hào.
Trong một vài trường hợp, kiêu hãnh có thể là "thuốc tăng lực" cho chính
bạn. Đứng trước một cuộc thi trí tuệ, nếu tỏ ra nhỏ bé, tự ti thì đúng
là bạn sẽ thất bại thật. Nhưng nếu tự hào về khả năng và nỗ lực của
mình, tinh thần sẽ cổ vũ cho lý trí của bạn, khiến sự chiến thắng gần kề
hơn...Lòng kiêu hãnh đôi khi "tiềm ẩn" trong mỗi cá thể, nhưng nếu
"kiêu hãnh" đi kèm với một chút "ảo tưởng" sẽ dần biến thành kiêu ngạo,
và lộ ra ngoài...
Tự ti là luôn thấy mình thua người khác. Bạn
không dám đứng nói trước đám đông vì giọng mình chưa hay, tức là bạn đã
tự ti. Bạn biết trả lời câu hỏi thông minh do giáo viên đặt ra, nhưng
không dám phát biểu vì sợ mình chưa chắc đúng...Tự ti luôn biểu hiện
trong cuộc sống hằng ngày bằng những việc bình thường, mà đôi khi, chính
bạn cũng không biết rằng mình đang "mất tự tin" nữa.
Dung hòa
giữa hai điều trên là lòng tự hào. Một khi bạn hài lòng với mình về điều
gì, tức là bạn đang tự hào. Bạn cho người khác xem những thành tựu của
mình, tức là bạn đang biểu lộ niềm tự hào. Nhưng mặt khác, bạn "tự hào"
nhiều lần quá thì cũng sẽ trở thành kiêu ngạo.
o0o
Trong một vài tình huống, đôi khi bạn - và kể cả mọi người - hay nhầm
lẫn, đánh đồng giữa ba trạng thái này. Bạn cứ ngỡ rằng mình khiêm tốn,
nhưng người khác lại cho rằng bạn "chảnh". Bạn chỉ tự hào một chút xíu
thôi, và tiếp tục cố gắng hơn nữa, vậy mà bạn bị xem là "không khiêm tốn
chút nào"...
Chúng ta không thể vừa lòng tất cả mọi người...
Đôi lúc tôi thắc mắc, tại sao hai người cùng có một hành động, mà người
A lại được tung hô tán thưởng, còn người B lại bị ghét bỏ, cư xử lạnh
lùng...Cùng thể hiện một quan điểm, mà người A được vỗ tay rần rần:
"Triết lý quá, thú vị quá...", còn người B lại nhận được cái nguýt dài:
"Biết giỏi rồi, khiêm tốn chút đi..."
Mấu chốt vấn đề nằm ở
cách bạn biểu hiện và diễn đạt. Nó còn phụ thuộc vào sự dung hòa giữa
"kiêu hãnh - tự ti - tự hào". Đôi khi, ý kiến của bạn được diễn đạt
không khéo nên người nghe hiểu theo cách khác, từ đó dẫn đến những khái
niệm "chảnh", "kiêu ngạo", "ỷ lại"...là vậy.
Bạn có dám tuyên bố rằng: "Ai nói gì mặc họ, tôi vẫn sống theo ý mình!"?
Tôi đã từng quan niệm rằng chủ động trong học tập luôn là giải pháp
tốt, và tôi phải phát biểu ý kiến cá nhân của mình để góp phần nâng cao
chất lượng học tập. Vậy mà tôi lại bị xì xầm rằng: "Quá chảnh, quá ngạo
mạn, không biết mình đang đứng ở đâu!"...Chẳng lẽ giơ tay phát biểu và
xung phong làm bài thường xuyên lại được xem rằng "chảnh"? Tôi rất sợ
cảm giác ghét bỏ, hắt hủi nên cố gắng tiết chế dần dần...
Đến
khi tôi không xung phong nhiều thì mọi người lại cho rằng tôi "sao mà
khó gần quá!", trong khi họ chưa hề trò chuyện với tôi và chẳng biết
nhiều về tôi!
Đến lúc đó thì tôi "nghiệm" ra được rằng: "Mình không thể vừa lòng tất cả mọi người!"
"Cái tôi"
Đôi khi mỗi người chúng ta thường chỉ bị thu hút bởi những biểu hiện mà
chúng ta cho rằng "không phù hợp". Ví dụ, trong một cuộc trò chuyện,
tình cờ một cô bạn cho biết chị cô ta vừa mua một chiếc túi Gucci gần ba
triệu. Nếu bạn quá nhạy cảm, thì bạn bỗng "đâm ghét" cô bạn này, vì cho
rằng cô ta "khoe khoang", dù cô bạn chỉ đơn thuần nói ra sự thật...
Hoặc đôi khi, bạn bộc lộ cảm nhận của mình nhưng bị mọi người xung
quanh bác bỏ. Có thể bạn gân cổ lên cãi lại, hoặc bạn im lặng nhún
nhường. Nhưng dù cư xử theo cách nào thì đám đông không hẳn đã đồng tình
với ý kiến của bạn.
Cuộc sống là thế. Đa chiều và góc cạnh.
Nhưng bạn vẫn hãy tin rằng, nếu "cái tôi" của bạn có giá trị và biết
biểu hiện một cách tinh tế trong những hoàn cảnh thích hợp thì bạn sẽ
luôn được ủng hộ - dù đó không phải là sự ủng hộ hoàn toàn.
(st)
Để bắt đầu tham gia Giao dịch tài chính:
Bài viết liên quan:
Comments are closed.