Tất cả các bài viết liên quan đến IT, Infrastructure: Sysadmin, Cloud & DevOps...chuyển qua https://infra.lecuong.info/

5 GIAI ĐOẠN TÂM LÝ PHẢI TRẢI QUA CỦA MỘT NHÀ ĐẦU TƯ THÀNH CÔNG – PHẦN 1

Hôm nay, tôi xin trình bày đến bạn một vấn đề quan trọng không kém đó là sự chuẩn bị tâm lý mà ai cũng nên có để không thất vọng trước thị trường. Dưới đây là 5 giai đoạn phải trải qua của một nhà đầu tư thành công. Tôi nghĩ đây là điều rất cần thiết đối với những nhà đầu tư mới bước vào thị trường hoặc kể cả những ai đã giao dịch lâu năm nhưng vẫn cháy tài khoản liên tục và có ý định bỏ đầu tư.

Giai đoạn 1: Ảo tưởng về thị trường và khả năng thành công

Thực trạng của mọi người khi mới bước vào thị trường




Hầu hết mọi người khi mới bắt đầu đều lựa chọn phương pháp phân tích kỹ thuật làm để giao dịch trên thị trường và cho rằng chứng khoán thật sự không khó lắm. Nhất là với những ai mới bước vào thị trường khi nghe mấy “ông thần chém gió” nói chứng khoán dễ chơi lắm đặt lệnh theo họ là ăn à hoặc kiểu kiểu như: “Bạn đi làm như vậy biết bao giờ mới đủ tiền xây nhà, cưới vợ thấy ông ABC, XYZ gì đó không? Chơi chứng khoán 2 năm là nhà lầu, xe hơi rồi đó !!!”.

Thế là bắt đầu về nhà tìm hiểu thử, rồi học những khóa học đầu tư cơ bản hoặc có thể tự tìm hiểu ở nhà khi trên mạng đầy những kiến thức về phân tích kỹ thuật. Hỗ trợ, kháng cự, trendline, các thế nến, mô hình giá…là những điều cơ bản nhất mà người mới bắt đầu. Học thấy cũng dễ hiểu, nhìn ví dụ họ lấy thì chính xác quá nghĩ kiểu này làm giàu nhanh thôi.

Mọi việc đều rất thuận lợi và trạng thái ham học, cực kỳ hưng phấn khi luôn muốn xem chart áp dụng những kiến thức mới học của mình vào đó. Rồi đi đâu gặp ai nói chuyện về chứng khoán hay cổ phiếu cũng muốn tham gia và tỏ ra mình là người hiểu biết.

Bạn có thấy quen không? Lúc mới bắt đầu không phải chỉ mình bạn bị như vậy mà hầu hết mọi người đều sẽ như vậy. Giai đoạn này thường kéo dài từ 3 tháng đến 1 năm khi tìm tòi kiến thức mới và nhìn thị trường dưới lăng kính màu hồng, mọi việc thật đơn giản cứ áp dụng kiến thức sách vở là sẽ thành công.

Giai đoạn 2: Vỡ mộng với chứng khoán và nảy sinh cảm giác hận thù


Đây sẽ là giai đoạn tiếp theo mà nhà đầu tư trải qua, sau khi kết thúc giai đoạn 1 chúng ta sẽ lập một tài khoản cho riêng mình và chính thức trở thành nhà đầu tư. Một vài lệnh ban đầu có thể thắng và bạn lại càng “coi trời bằng vung”.

Tôi thấy điều này rất giống với những sinh viên năm nhất khi vào đại học rất tự hào vì điểm thi đại học của mình nằm trong top và nghĩ cuộc sống đại học chắc sướng lắm do đâu có phải ngày nào cũng đi học và được nghe những anh chị khóa trên nói ráng học đi vô đại học nhàn lắm. Nhưng thực sự có như vậy?

Quay trở lại việc đầu tư, sau một vài lệnh thắng đó sẽ là lệnh thua 1, lệnh thua 2, lệnh thua 3 và bạn quay cuồng không biết vì sao lại như vậy, rõ ràng đã áp dụng đúng kiến thức sách vở rồi mà? Và rồi chúng ta lại đi tìm những kiến thức mới, học khóa học mới, một hệ thống mới và áp dụng ngay lập tức.

Mọi thứ rất vội vàng, hệ thống sai lệnh tiếp theo bạn lại bỏ và đi tìm phương pháp khác. Cứ như vậy, khối lượng giao dịch ngày một tăng lên và bạn không có thời gian để tìm hiểu kỹ về phương pháp của mình. Bạn bỏ ngoài tai những lời khuyên của những tiền bối và cố chấp tin rằng mình không sai và không cần ai phải chỉ dạy. Chỉ đến khi cháy tài khoản bởi lệnh thua thứ n và thua lỗ nặng nề đến lúc này sẽ có hai trường hợp.

– Trường hợp 1: Cảm giác hận thù nảy sinh trong lòng, tức giận với mọi người và đặc biệt là những người chỉ dạy kiến thức cho bạn. Chán nản, càng đánh càng thua là tâm trạng của bạn lúc này. Đặt lệnh bừa bãi, chơi kiểu không còn gì để mất và cuối cùng nướng sạch vào chứng khoán. Đa số nhà đầu tư mới sẽ bỏ cuộc tại đây.

–  Trường hợp 2: Đã tỉnh mộng và biết được sự khắc nghiệt của thị trường này, bạn dần đồng cảm với nó và nhận thấy những sai lầm của mình và bắt đầu sửa chữa nó. Những ai hiểu được cảm giác này sẽ bước sang giai đoạn 3 còn những ai nóng giận và hận thù sẽ mãi mãi dừng tại đây hoặc đến khi nào họ hiểu ra được vấn đề.

Nguồn: kakata



Để bắt đầu tham gia Giao dịch tài chính:


Viết nhận xét

Các bạn có thể viết lời nhận xét cho bài viết, nhưng cần tuân thủ một số quy tắc sau:

» Các nhận xét/bình luận phải nghiêm túc, không dung tục, không spam.
» Nội dung phải liên quan tới chủ đề bài viết.
» Viết bằng tiếng việt có dấu hoặc tiếng Anh. Nội dung viết không dấu sẽ bị xóa.
» Hãy để lại tên của bạn khi nhận xét/bình luận, để tôi có thể dễ dàng trả lời bạn khi cần.

Chúc các bạn tìm được những kiến thức bổ ích khi tình cờ ghé thăm blog này.