Giả sử chúng ta có 1 số vốn, muốn nghiên cứu đầu tư để kiếm thêm. Kết quả đầu tư của chúng ta như sau với giả định số vốn này được tính lãi gộp, tức là lợi nhuận tạo ra được tái đầu tư, không rút. Như vậy, lợi nhuận hay thua lỗ bên dưới là tính cho tổng vốn tại thời điểm đó.
* Tháng đầu lợi nhuận 100%
* Tháng thứ 2 lợi nhuận 200%
* Tháng thứ 3 thua lỗ 80%
* Tháng thứ 4 lợi nhuận 200%
* Tháng thứ 5 lợi nhuận 100%
* Tháng thứ 6 lợi nhuận 100%
* Tháng thứ 7 thua lỗ 95%.
Nhìn vào bảng tính trên, cảm giác cho thấy mọi điều thật tuyệt. Chúng ta có lợi nhuận trong 5/7 tháng tham gia đầu tư, chỉ thua lỗ 2/7. Con số lợi nhuận thì toàn 3 chữ số phần trăm, trong khi con số thua lỗ chỉ có 2 chữ số.
Nhưng mà rốt cuộc đầu tư thì phải nhìn vào số tiền, tóm lại, chúng ta lời hay lỗ bao nhiêu tiền?
Số tiền rút ra đem về mới là tiền của mình.
Nếu tôi lấy ví dụ số vốn bắt đầu là 100 usd và có kết quả 7 kỳ đầu tư như trên, chúng ta sẽ đạt mốc vốn ... 72 usd khi rút tiền ra, tức là con số lỗ vốn là 100 - 72 = 28. Chúng ta mất 28 usd, tương đương 28% vốn trong 7 tháng đầu tư mà trong đó có đến 5/7 tháng có lời, mà thậm chí là lời gấp nhiều lần so với vốn tại thời điểm đó.
Như vậy, nhiều lần lợi nhuận hoành tráng không bằng ít lần quản lý rủi ro lỏng tay. Hoặc thậm chí, tất cả sụp đổ chỉ với 1 lần cán mốc lỗ 100%.
Rủi ro là 1 biến số trong công thức tạo lợi nhuận kỳ vọng. Đã đầu tư thì không bao giờ tránh được nó, nhưng vô tình hay cố tình ngó lơ nó đều dẫn đến hậu quả có thể là thảm khốc.
Phù thủy thị trường Larry Hite nói “Không đặt cược thì không thể thắng, nhưng hết tiền thì không thể đặt cược”. Câu này ngắn gọn và phản ánh đầy đủ về công việc đầu tư, đó là chấp nhận rủi ro (đặt cược) và quản lý rủi ro (hết tiền thì không thể đặt cược)
#quản_lý_vốn
#risk_management
#kiến_thức_đầu_tư