Tất cả các bài viết liên quan đến IT, Infrastructure: Sysadmin, Cloud & DevOps...chuyển qua https://infra.lecuong.info/

HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH ĐA KHUNG THỜI GIAN

Đối với hầu hết các trader, phân tích đa khung thời gian luôn là sự lựa chọn hàng đầu cũng là sự lựa chọn tối ưu. Sử dụng cả ba khung thời gian thì dễ nhưng để kết hợp chúng lại với nhau là một việc không hề dễ dàng bởi lẽ, luôn có hai yếu tố cản trở chúng ta thực hiện theo phương pháp này, hai yếu tố đó không gì khác hơn ngoài hai chữ QUÊN và LÀM BIẾNG.

Quên và làm biếng không phải tự nhiên mà có, bởi lẽ nguyên nhân sâu xa của nó là trader vẫn chưa nắm được cách phân tích đa khung thời gian, dẫn đến sử dụng không hiệu quả mà không còn thói quen sử dụng nữa. Đa phần họ - những trader mới vẫn có xu hướng dùng đúng 1 khung thời gian để xem xu hướng, phân tích và tìm điểm vào lệnh.

Bài viết hôm nay cũng nhẹ nhàng thôi, tôi không nói những gì cao sang nữa mà quay về những thứ bình dị mộc mạc.

Một phần để anh em mới dễ tiếp cận thị trường, một phần để anh em cũ như tôi ôn lại kiến thức, vì đâu đó trong đường đời trading tấp nập, chúng ta vô tình đánh rơi những kiến thức thực sự quý báu mà không hề hay biết. Tôi sẽ là người nhặt lại cho anh em.

TẠI SAO PHẢI SỬ DỤNG PHÂN TÍCH ĐA KHUNG THỜI GIAN ? Có trader đã từng hỏi tôi rằng" tại sao không trade 1 khung cho đỡ mệt mà xem tới 3 khung, chẳng lẽ khung nào có tín hiệu thì vào lệnh khung đó để có nhiều cơ hội hơn à?"

Đó là cách hiểu sai về đa khung thời gian. Vì chúng ta xem 3 khung không phải để vào lệnh ở cả 3 khung. Mà mỗi khung sẽ có 1 vai trò riêng. Vai trò như thế nào, chút nữa nói sau.

trader đó lại hỏi tôi: xem 1 khung không được sao, vì nói cho cùng dù cho khung nào đi chăng nữa, thì giá đi lên thì nó cũng phải thể hiện đi lên mà thôi, có gì khác nhau đâu?

Khung thời gian không chỉ dành để trade, mà mỗi khung có một giá trị thông tin khác nhau, hay nói cách khác, mỗi khung thời gian sẽ cung cấp cho trader những thông tin đặc thù mà khung khác không hề có được. Do đó mới sử dụng 3 khung.

SỬ DỤNG PHÂN TÍCH ĐA KHUNG THỜI GIAN NHƯ THẾ NÀO ?

Để hiểu rõ hơn những gì tôi muốn nói bên trên, sau đây sẽ là ví dụ về cách sử dụng phân tích đa khung thời gian.

Giả sử tôi là một trader chuyên trade khung H1. Vì tôi thấy khung M15 khá nhanh, tôi theo không kịp, khung H4 lại quá chậm, nhiều khi ngủ gật không vào lệnh được, nên tôi chọn khung H1 - khung thời gian tôi cảm thấy thoải mái nhất khi trade.

Như vậy, đầu tiên, tôi sẽ nhìn khung H4 (tức là khung cao hơn khung tôi trade) để nhìn bức tranh lớn. Nhìn bằng H1 cũng được, nhưng nó không lột tả được nhiều yếu tố của xu hướng: như độ mạnh yếu, độ dốc, thời gian hình thành, các kháng cự / hỗ trợ mạnh,... những thứ mà H1 không thể nào cung cấp được.


Như trên hình thì xu hướng hiện tại là tăng, và có vẻ nó khá bền vừng, nó đã hồi về đường trendline và đường hỗ trợ bên dưới. Không có dấu hiệu gì cho thấy xu hướng yếu đi cả.
Như vậy, nhờ có H4 mà chúng ta yên tâm BUY và chỉ BUY.

Bây giờ nhìn xuống H1, tôi gắn thêm Stochastic để xem một vài thứ.


Giá hiện tại đang chạm trendline dài hạn, rất có khả năng sẽ chặn lại lực giảm ngắn hạn ở hiện tại. Tôi thấy thị trường đang test kèm thế nến doji cho thấy lực giảm đã dừng.

Nhìn sang Stochastic, nó không rớt xuống quá bán mà quay đầu tăng lên, hai đường cắt nhau cho tín hiệu mua. Ổn rồi, tức là cơ hội tăng hiện tại là có, nhưng mua ở chỗ nào bây giờ, tôi vẫn chư thấy lực tăng. Thông tin đó chỉ được cung cấp ở khung nhỏ hơn khung H1 - khung M15.

Bây giờ tôi mở khung M15 ra và thấy như vầy:


Giá quả thật đang test xung quanh trendline, đường Stoch cũng có phân kỳ. Tôi có thể vào lệnh ngay tại đây để có được điểm BUY tốt và stoploss cực ngắn. Nhưng nếu tôi là người thận trọng hơn, tôi chờ 1 cây nến tăng vượt qua vùng sideways hiện tại để xác nhận phe mua xuất hiện.

Như vậy, lệnh BUY của tôi vẫn có stoploss ngắn (chỉ dài hơn khi mua hiện tại một chút thôi).

Và đây là kết quả:



Rõ ràng, tôi đã mua được vùng đáy pullback nhờ những thông tin mà khung M15 cung cấp, nếu ở khung H1, tôi sẽ không biết những thông tin chi tiết như vậy.

Tôi không đưa ra nhiều lý luận mà chỉ ví dụ bằng 1 cú trade. Bài viết này mang đậm kiến thức cơ bản, giúp trader mới dễ dàng hiểu và áp dụng cũng như giúp trader cũ ôn lại kiến thức. Anh em thấy hay thì comment ủng hộ nhé! Lucky Trading!


The Blade



Để bắt đầu tham gia Giao dịch tài chính:


2 comments :

Các bạn có thể viết lời nhận xét cho bài viết, nhưng cần tuân thủ một số quy tắc sau:

» Các nhận xét/bình luận phải nghiêm túc, không dung tục, không spam.
» Nội dung phải liên quan tới chủ đề bài viết.
» Viết bằng tiếng việt có dấu hoặc tiếng Anh. Nội dung viết không dấu sẽ bị xóa.
» Hãy để lại tên của bạn khi nhận xét/bình luận, để tôi có thể dễ dàng trả lời bạn khi cần.

Chúc các bạn tìm được những kiến thức bổ ích khi tình cờ ghé thăm blog này.